Cùng với sự phát triển của máy móc và công nghệ, ngày nay càng có nhiều loại ván ép công nghiệp ra đời với những ưu nhược điểm riêng, phục vụ trong đa dạng lĩnh vực. Theo đó, người dùng cần tìm hiểu và lưu ý một vài tiêu chí quan trọng nhằm lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của bản thân. Trong bài viết hôm nay, mời khách hàng cùng chúng tôi tham khảo những điều cần biết cùng với một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ván gỗ ép công nghiệp hiện nay.
Các loại ván ép công nghiệp phổ biến
Ván MFC
MFC – Melamine Faced Chipboard là loại ván dăm gỗ phổ biến nhất trên thị trường nội thất với bề mặt được phủ Melamine. Ở nước ta đây là loại ván công nghiệp được ứng dụng nhiều nhất trong các sản phẩm nội thất, đặc biệt kệ tủ, kệ, bàn,… Thành phần chủ yếu của MFC là dăm gỗ, keo và các chất phụ gia. Trong đó hai loại keo phổ biến nhất là UF – dành cho ván loại thường và MUF – ván chống ẩm.
Ưu điểm nổi bật của MFC là có giá thành khá thấp, dễ sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, loại ván này có độ bền không ổn định, dễ bị nứt mẻ cạnh ván. Trong thi công ván dăm hạn chế ở các sản phẩm treo tường vì khả năng chịu lực không quá tốt. Ngoài ra tính chịu đinh, chịu mối nối của ván cũng là một điểm yếu của MDF hiện nay.
Ván MDF
MDF – Medium Density Fibreboard là ván ép công nghiệp có mật độ gỗ trung bình với thành phần chủ yếu là bột gỗ, sợi gỗ. Cũng giống như ván dăm, MDF thường được phủ bề mặt melamine nhằm phục vụ cho sản xuất nội thất. Bên cạnh đó các loại bề mặt khác vẫn được ứng dụng nhằm đa dạng sự lựa chọn như Veneer tự nhiên, acrylic, laminate,… MDF cũng được chia thành hai loại là ván thường – sử dụng keo UF, và ván chống ẩm – sử dụng keo MUF.
Nói về ưu điểm, loại gỗ này có giá ở mức trung bình nhưng sở hữu nhiều điểm vượt trội hơn MFC về độ bền, chịu lực cũng như tuổi thọ sản phẩm,… Bề mặt ván phẳng mịn, cạnh ván và các lỗ khoan cũng ít bị bể vụn hơn. Tuy nhiên khả năng chịu lực ở các mối nối và lỗ khoan của MDF vẫn không quá tốt, không phù hợp với các thiết kế treo tường và các bề mặt chịu lực.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là loại ván ép công nghiệp được ghép lại từ nhiều thanh gỗ cùng loại bằng keo và lực ép lớn, tạo thành tấm ván lớn. Các thanh gỗ thành phần cũng được trãi qua các bước chế biến gỗ để đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất, tăng khả năng chống hư hại, mối mọt,… Trong đó có bốn cách ghép các thanh gỗ lại với nhau phổ biến nhất là ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh và ghép giác.
Ván gỗ ghép có ngoại hình tương đối giống với gỗ tự nhiên với màu sắc đẹp mắt và bền màu. Tấm ván chắc chắn, ít bị cong vênh trầy xước cũng như chịu va đập và chịu lực tốt. Nhờ cốt gỗ đặc nên gỗ ghép dễ dàng thi công, tạo các mối nối hay bắn đinh vít mà không lo bị vỡ vụn. Tuy nhiên các mối ghép ở tấm gỗ thành phẩm có những đường cắt tạo nên do các mối nối, tạo nên hạn chế mà một số khách hàng không thích ở loại gỗ này.
Ván ép Plywood
Gỗ plywood trước đây còn được gọi là gỗ nhập khẩu vì đa phần thường được nhập trực tiếp từ các nhà máy nước ngoài. Ngoài ra nó còn có những tên gọi khác như gỗ dán, gỗ lạng, ván lạng,… được gọi dựa trên cấu tạo và cách sản xuất loại ván này. Các tấm gỗ mỏng được lạng ra từ thân cây gỗ tự nhiên với độ dày khoảng 1.7mm được xếp chồng lên nhau và ghép lại bằng keo dán gỗ trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao.
Gỗ dán được đánh giá là một trong những loại gỗ công nghiệp có chất lượng vượt trội, nổi bật nhất hiện nay, đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu về thẩm mỹ cũng như độ bền, tuổi thọ, kích thước… Sản phẩm này cũng được phủ các bề mặt trang trí và bảo vệ đa dạng như veneer, melamine, phim, laminate,… Trong đó ba loại keo thường được sử dụng nhất là UF, MUF và PF tùy vào nhu cầu sử dụng các loại ván khác nhau.
Một số tiêu chí khi lựa chọn gỗ công nghiệp
Với những ưu điểm nổi trội của các loại gỗ ván ép công nghiệp hiện nay, chúng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực, đặc biệt là trong nội thất. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có những đặc tính và ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì thế khi chọn ván gỗ cho các công trình, người dùng nên lưu ý đến một số tiêu chí quan trọng nhằm tối ưu chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm như:
Bề mặt ván gỗ
Đối với ván làm nội thất, bề mặt là một tiêu chí rất quan trọng. Nó không chỉ quyết định đến tính thẩm mỹ, vẻ đẹp theo từng thiết kế mà còn góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến độ bền, chịu nước và chịu nhiệt của sản phẩm. Vì thế tùy vào từng phong cách nội thất, vị trí và ứng dụng của sản phẩm cũng như nhu cầu của người dùng để lựa chọn loại bề mặt phù hợp như:
- Bề mặt ván ép veneer: Thông thường loại mặt phủ này được yêu thích trong các thiết kế thô mộc nhờ ưu điểm vẻ đẹp tự nhiên của màu sắc và vân gỗ. Veneer được chọn dùng trong môi trường khô ráo, tránh tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao. Nếu khách hàng yêu thích ván veneer và vẫn muốn sử dụng ở các môi trường ẩm thì có thể kết hợp phủ thêm lớp sơn dầu, sơn uv hoặc sơn acrylic,…
- Bề mặt ván melamine: Melamine nổi bật với đa dạng màu sắc và kiểu họa tiết, đáp ứng nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại nên rất được ưa chuộng trong nội thất. Bên cạnh đó ván melamine còn nổi bật nhờ khả năng chịu nước, chịu ẩm tốt, có thể ứng dụng trong các sản phẩm ở môi trường như nhà tắm, kệ tủ bếp,…
- Bề mặt phủ sơn: Hiện nay ván phủ sơn rất được ưa chuộng nhờ sự đa dạng trong màu sắc và chống chịu nước tốt. Bề mặt và cạnh ván được phủ lớp sơn giúp nước không thấm vào được cốt gỗ. Do đó chúng thường được sử dụng làm tủ phòng tắm, phòng vệ sinh, những nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Bề mặt ván ép phủ Phim: Phim là tấm giấy nhựa chống nước hiệu quả, được ứng dụng chủ yếu trong ván plywood làm cốp pha xây dựng. Ngoài ra nhờ ưu điểm nổi bật về chất lượng và thẩm mỹ, chúng còn được ứng dụng trong các công trình ngoài trời, công trình hàng hải,… chịu được thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.
Thành phần cốt gỗ
Cốt gỗ là thành phần giúp người dùng phân loại các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực, độ bền, tuổi thọ và khả năng sản xuất, thi công. Theo đó, tùy vào môi trường sử dụng và nhu cầu của khách hàng của khách hàng để chọn ra loại ván gỗ phù hợp.
Nồng độ phát thải Formaldehyde
Nồng độ phát thải Formaldehyde là chủ đề được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực ván ép công nghiệp. Đây là một hợp chất tồn tại trong các loại keo dán gỗ và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nếu hít phải lượng lớn. Một số tình trạng có thể kể đến như gây ho, dị ứng da, gây chảy nước mắt, gây đau rát mắt, mũi, họng và có nguy cơ gây ung thư mô. Chính vì thế mà khách hàng cần lưu ý đến tiêu chí này trong khi chọn mua ván gỗ nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả gia đình.
Tiêu chuẩn | Nồng độ tối đa | Loại gỗ | Quốc gia sử dụng |
E0/F*** | 0.07ppm | PlywoodMDF | Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Tây Á |
E1/F** | 0.14ppm | Plywood | Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Tây Á |
0.10ppm | MDF | ||
E2 | 0.38ppm | PlywoodMDF | Đông Nam Á, Bắc Phi |
CARB P1 | 0.18ppm | Plywood | Mỹ, Canada, Châu Âu |
0.21ppm | MDF | ||
CARB P2 | 0.05ppm | Plywood | |
0.11ppm | MDF |
Loại keo sử dụng
Keo là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến độ bền, độ chịu nước và chịu lực của gỗ công nghiệp. Dựa vào nhu cầu sử dụng trong từng sản phẩm và môi trường để chọn được loại keo phù hợp, ví dụ như:
- Đối với ván MDF và MFC: Trong môi trường khô ráo, thoáng mát có thể sử dụng keo UF – loại ván thường và trong môi trường ẩm nên ưu tiên chọn ván chống ẩm lõi xanh với keo MUF.
- Đối với ván gỗ Plywood: Keo UF cũng được sử dụng cho sản phẩm trong môi trường thoáng mát và MUF cho sản phẩm có tiếp xúc với nước. Ngoài ra còn có loại keo chống nước phenolic – UF dành cho các công trình tiếp xúc với nước và các công trình ngoài trời với khả năng kết dính cực kì tốt
Độ ẩm ván
Hầu hết các loại gỗ công nghiệp đều đã được trải qua quy trình chế biến gỗ nguyên liệu nghiêm ngặt trong từng giai đoạn nhằm đưa độ ẩm ván về mức tốt nhất. Trong khi độ ẩm quá cao sẽ khiến ván dễ bị ẩm mốc còn nếu sấy quá khô sẽ khiến ván bị giòn và dễ hư hại. Vì thế độ ẩm ở mức tiêu chuẩn đối với các loại ván thường được sản xuất trong khoảng 8% – 12%.
Ngoài ra cần lưu ý khi đo kết quả có thể thay đổi phụ thuộc vào khu vực lưu kho sản phẩm cùng với tác động bởi nhiệt độ, độ ẩm không khí bên ngoài. Vì thế để kiểm tra đúng rất, khách hàng nên đợi ván ổn định sau khi vận chuyển đến kho, nên đặt ván ở nơi thông thoáng và đo độ ẩm ván vào thời điểm mát mẻ để có kết quả chính xác nhất.
Nguồn gỗ nguyên liệu
Hiện nay ở các nước sử dụng ván công nghiệp, tiêu chuẩn về xuất xứ gỗ nguyên liệu được Chính Phủ quan tâm đặc biệt. Vì thế để có thể sử dụng và đặc biệt là xuất khẩu đến các thị trường khó tính, dòng sản phẩm này cần đáp ứng chứng chỉ khai thác từ nguồn rừng trồng được cấp phép – FSC.
Đây cũng là một tiêu chí quan trọng đối với nhà làm nội thất bằng gỗ công nghiệp nhằm xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra cũng là tiền đề quan trọng để góp phần bảo vệ cho rừng đang bị khai thác trái phép quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên và con người.